giá lắp điện mặt trời tại hà nội năm 2021
giá lắp điện mặt trời tại hà nội năm 2021

Phát triển năng lượng mặt trời tại địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021

Ngày 1-3, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 50/KH-UBND về phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021.

Để đạt mục tiêu phát triển điện mặt trời mái nhà tăng thêm khoảng 15MWp (bình quân 0,5 MWp/quận, huyện, thị xã) và phát triển nguồn năng lượng tái tạo (từ điện rác) khoảng 75MW trong năm 2021, UBND thành phố triển khai thực hiện đồng bộ 4 nhóm giải pháp.

 

Cụ thể, song song giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng hiểu rõ lợi ích, sự cần thiết về phát triển các dự án điện rác, điện mặt trời, thành phố sẽ tập trung lựa chọn công nghệ xử lý rác có thu hồi năng lượng hiện đại, hiệu suất cao để phát điện tại các dự án đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn…

UBND thành phố cũng sẽ nghiên cứu ban hành, áp dụng cơ chế đặc thù nhằm khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng quy định việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trụ sở cơ quan, ban, ngành, UBND các cấp, trạm y tế, trường học… để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.

Hoạt động hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để đầu tư, phát triển các dự án điện mặt trời, điện rác cũng sẽ được UBND thành phố đẩy mạnh;

Qua đó tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo, thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp, hội thảo khoa học, nghiên cứu xây dựng phòng thử nghiệm hợp chuẩn…

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới áp mái trên địa bàn Hà Nội

Đây là hệ thống các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của các hộ gia đình. Hệ thống này sử dụng kết hợp cả điện mặt trời và điện lưới quốc gia.

Các tấm pin mặt trời sau khi hấp thu nguồn bức xạ mặt trời dạng sóng sẽ chuyển đổi thành dòng điện 1 chiều, dòng điện này đi qua bộ biến tần hòa lưới sẽ được chuyển đổi thành dòng xoay chiều cùng pha cùng tần số với mạng điện lưới quốc gia, nguồn điện này sẽ được sử dụng cho các thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình.

Vào ban ngày hệ thống sẽ ưu tiên sử dụng nguồn điện mặt trời, khi vào các giờ cao điểm trong ngày hay các thiết bị tiêu thụ điện không sử dụng hết thì sản lượng điện dư thừa sẽ được đẩy lên trên mạng điện lưới quốc gia và được ghi nhận bằng công tơ điện 2 chiều để cuối tháng căn cứ vào số liệu này EVN trả tiền mua điện với giá 1943 VND/kwh ( giá fit năm 2020) cho chủ đầu tư.

Buổi tối khi hệ thống sản xuất được ít hoặc không sản xuất ra điện mặt trời thì sẽ sử dụng điện từ mạng điện lưới quốc gia, lượng điện tiêu thụ này cũng sẽ được đo lại bằng công tơ điện 2 chiều.

Hệ thống điện mặt trời áp mái hòa lưới này phù hợp với các nơi tiêu thụ nhiều điện năng vào ban ngày như: nhà xưởng, trường học, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại,…trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các thiết bị của hệ thống điện mặt trời áp mái hòa lưới

+ Dàn tấm pin: Dùng để hấp thu bức xạ mặt trời chuyển hóa thành dòng điện 1 chiều

+ Inverter hòa lưới: Dùng để chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện xoay chiều có chùng pha và tần số với mạng điện lưới quốc gia

+ Hệ thống khung, giàn, giá đỡ: Dùng để gắn, đỡ các tấm pin trên mái nhà và tạo góc nghiêng phù hợp cho tấm pin để hứng ánh nắng mặt trời

+ Phụ kiện và các thiết bị khác: cáp điện, ống bảo vệ cáp, tủ điện đóng cắt, công tơ 2 chiều

Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời áp mái khi lắp đặt ở khu vực Hà Nội

Cấu tạo, thi công đơn giản nhưng có độ bền cao lên tới 25 – 30 năm

Chi phí đầu tư ban đầu, kiểm tra, bảo dưỡng thấp nhất trong số các hệ thống điện mặt trời

Giảm lượng điện năng tiêu thụ từ điện lưới vào ban ngày giúp tiết kiệm chi phí tiền điện

Có nguồn thu từ việc bán lượng điện dư lên lưới, cuối tháng EVN sẽ trả tiền vào tài khoản ngân hàng cho chủ đầu tư

Giảm được ghánh nặng cho điện lưới quốc gia vào giờ cao điểm, khô hạn; giúp gia đình không phải phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống điện lưới.

Có thể sử dụng như một tấm chống nóng cho mái nhà, giảm điện năng tiêu thụ của điều hòa cho tầng áp mái

Tăng mỹ quan, thẩm mỹ cho ngôi nhà, tăng giá trị bất động sản

Nâng cao thương hiệu cho các doanh nghiệp, khu du lịch về việc bảo vệ môi trường.

Ở Khu vực miền Bắc và thủ đô Hà Nội, Khi mất điện lưới hoặc vào các ngày mưa, mây mù thì hệ thống có hoạt động không? 

• Khi mất điện lưới thì hệ thống sẽ không hoạt động. Do đây là hệ thống kết hợp vừa điện mặt trời và mang điện lưới quốc gia nên khi mất điện hệ thống sẽ không thể đo các thông số từ điện lưới từ đó sẽ tự động dừng hoạt động ngay cả khi trời có nắng to. Nhưng với cơ sở hạ tầng hiện nay việc mất điện cũng là vô cùng hi hữu, và khi nhiều hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời sẽ giảm tải áp lực cho mạng điện lưới từ đó sẽ không bị thiếu hụt điện ⇒ không bị mất điện.

Chú ý: Để khắc phục vấn đề này thì các đơn vị lắp đặt điện mặt trời thường sẽ tư vấn thêm cho khách hàng trang bị bộ tích trữ phòng khi mất điện. Đây chỉ là bộ combo nhỏ có công suất 1kwp, 1,5kwp, 2kwp gồm có: bộ nạp, bộ kích, ác quy. Đây là giải pháp kinh tế nhất theo đánh giá của chúng tôi dành cho các hộ gia đình.

• Trong các ngày mây mù, mưa hệ thống vẫn hoạt động. Nhưng lượng điện năng sản sinh sẽ giảm theo cường độ ánh sáng, lúc này hệ thống sẽ tự động lấy nguồn điện lưới bổ xung vào lượng điện còn thiếu để đảm bảo các thiết bị tiêu thụ điện hoạt động ổn định không bị ảnh hưởng và gián đoạn trong mọi điều kiện thời tiết.

 

Đánh giá