Tự lắp điện mặt trời cần xem hoá đơn tiền điện trung bình trong một tháng

Đối với những người mới và đang tìm hiều về solar điện năng lượng mặt trời thì cách đơn giản nhất là xem hoá đơn tiền điện tại gia đình mỗi tháng hết bao nhiêu số điện cũng như số điện trên hoá đơn.

Nếu gia đình nhà bạn có mỗi tháng thanh toán cho ngành điện dưới 1 triệu đồng tương đương tầm 400 số ( kWh) trở xuống thì bạn nên lắp hệ thống điện mặt trời hoà lưới 3 kwp. ( P là Peak công suất đỉnh của tẩm pin trong điều kiện tiêu chuẩn).

Hoá đơn tiền điện sau khi lắp điện mặt trời
Hoá đơn tiền điện sau khi lắp điện mặt trời

Nhà bạn dùng điện từ 1.5 -2 triệu đồng/ tháng bạn nên nghiên cứu tự lắp điện mặt trời hệ 5-6 kwp. Hoặc 8 -10 kwp với hoá đơn tiền điện là 3-4 triệu đồng.

Từ hoá đơn tiền điện bạn có thể thấy cách tính giá điện của ngành điện và vì sao khi lắp hệ thống điện mặt trời tại nhà thì tiền điện tại nhà lại giảm đi đáng kể.

Giá điện sinh hoạt vấn đề cần quan tâm khi tự lắp điện mặt trời

Căn cứ Quyết định 648/QĐ-BCT, từ ngày 20/3/2019 mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh chưa gồm thuế GTGT. Trong đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc, theo cách tính lũy tiến với mức giá như sau:

Bậc 1: Từ 0 – 50 kWh: 1.678 đồng/kWh (giá cũ là 1.549 đồng/kWh).

Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.734 đồng/kWh (giá cũ là 1.600 đồng/kWh).

Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.014 đồng/kWh (giá cũ là 1.858 đồng/kWh).

Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.536 đồng/kWh (giá cũ là 2.340 đồng/kWh).

Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh: 2.834 đồng/kWh (giá cũ là 2.615 đồng/kWh).

Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên: 2.927 đồng/kWh (giá cũ là 2.701 đồng/kWh).

Tự lắp điện mặt trời trên mái nhà
Tự lắp điện mặt trời trên mái nhà

Từ bảng trên bạn sẽ thấy giá điện bậc 5 và bậc 6 sẽ cao gần gấp đôi so với bậc 1 và càng sử dụng điện nhiều trên 400 kWh nhà bạn đang bị tính giá ở mức cao nhất.

Vậy giải pháp tiết kiệm tiền điện nhất là sử dụng thêm một nguồn điện khác mà ở đấy hợp lý nhất là tự lắp điện mặt trời tại nhà mình để hệ thống điện mặt trời tự sản sinh ra điện cung cấp cho nhà nên không phải mua từ điện lưới với giá cao.

Tự lắp điện mặt trời cần xem công tơ điện nhà mình

Có nhiều bạn tự lắp điện mặt trời tại nhà sẽ đặt câu hỏi điện nhà mình đang dùng là điện 1 pha hay 3 pha, xoay chiều hay 1 chiều ?

công tơ điện 1 pha 2 dây
công tơ điện 1 pha 2 dây

Trước hết điện sinh hoạt trong gia đình sử dụng là điện xoay chiều AC.

Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ hấp thụ bức xạ mặt trời trên bề mặt để sinh ra điện 1 chiều DC, nguồn điện này đi qua bộ biến đổi chuyển thành điện xoay chiều cung cấp cho các tải tiêu thụ trong gia đình.

Để biết điện nhà mình là điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha bạn cần quan sát công tơ điện của gia đình, trên đó có có ghi rõ

công tơ điện 3 pha 4 dây
Công tơ điện 3 pha 4 dây

Công tơ điện 3 pha 4 dây là công tơ 3 pha, gồm 3 dây pha và một dây trung tính

Công tơ điện 1 pha 2 dây là công tơ 1 pha, gồm 1 dây pha và một dây trung trinh. một dây pha được lấy từ 1 trong 3 pha của điện 3 pha.

Từ đây bạn có cơ sở để chọn bộ biến đổi Inverter cho hệ thống điện mặt trời tự lắp đặt của mình là loại 1 pha hay 3 pha.

Tự lắp điện mặt trời theo từng bước chi tiết phần 1

Đánh giá