Kết quả một nghiên cứu do trường Đại học Quốc gia Australia chủ trì cho thấy Việt Nam là hình mẫu phát triển năng lượng tái tạo cho các nước ASEAN.

Chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu này cũng đã chỉ ra các nguyên nhân, bài học giúp các nước ASEAN tận dụng tối đa lợi thế thiên nhiên để phát triển năng lượng tái tạo, điện mặt trời và điện gió.

Phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam năm 2020 tăng nhanh nhất khu vực

Mới đây, một nghiên cứu được các chuyên gia quốc tế thuộc chương trình nghiên cứu trọng điểm về năng lượng tái tạo thuộc Đại học Quốc gia Australia, Trung tâm Năng lượng ASEAN.

phát triển năng lượng tái tạo
Phát triển năng lượng tái tạo

Viện Ngoại giao Na Uy và Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thực hiện cho thấy tỷ trọng năng lượng tái tạo năng lượng Mặt Trời và gió trong cơ cấu điện ở Việt Nam trong năm 2020 tăng cao hơn nhiều so với tốc độ đạt được ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và trên toàn thế giới. 

Nghiên cứu cho thấy sản lượng điện Mặt Trời và điện gió của Việt Nam đã tăng từ 4,7TWh năm 2019 lên 9,5TWh vào năm 2020, tương đương với mức tăng 1,98% trong tổng sản lượng điện. Tại khu vực Đông Nam Á, Malaysia, Singapore và Indonesia có mức tăng thấp hơn, trong khi tỷ trọng năng lượng tái tạo, điện Mặt Trời và gió trong tổng sản lượng điện lại giảm ở Thái Lan và Philippines do sự phát triển tương đối chậm chạp các nguồn năng lượng tái tạo này và tăng trưởng nhanh chóng trong việc sử dụng các nguồn điện khác. 

ố liệu của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IREA) cho thấy tổng công suất quang điện Mặt Trời (PV) của Việt Nam đạt khoảng 16.500 MW vào cuối năm 2020. Con số này vượt xa mục tiêu do chính phủ đề ra lúc ban đầu vào năm 2016 là 850 MW, thậm chí đang tiến gần đến mục tiêu dự kiến là 18.600 MW công suất điện Mặt Trời lắp đặt vào năm 2030 được nêu trong bản dự thảo Quy hoạch Điện 8 của Việt Nam. 

Theo công bố của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong hai năm 2019 và 2020, hơn 100.000 hệ thống điện Mặt Trời trên mái nhà đã được lắp đặt tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đánh giá đây là một thành tích phi thường.  

Trong khi điện Mặt Trời đạt mức phủ rộng lớn nhất tại Việt Nam, công suất điện gió được lắp đặt cũng tăng nhanh. Vào cuối năm 2020, công suất điện gió lắp đặt đạt 600 MW, chỉ sau Thái Lan (1.507 MW) trong số các nước ASEAN. 

Báo cáo nghiên cứu cho biết, năm 2020, tốc độ tăng trưởng công suất điện gió tính theo năm của Việt Nam là 70%, trong khi các nước ASEAN khác không mở rộng công suất điện gió. 

Việt Nam cũng là quốc gia có quy hoạch phát triển điện gió tham vọng nhất trong ASEAN, với mục tiêu dự kiến là 11.800 MW công suất điện gió vào năm 2025. Trong khi đó, mục tiêu của Thái Lan và Philippines lần lượt là khoảng 3.000 MW vào năm 2036 và 2.378 MW vào năm 2030. 

Bài học phát triển năng lượng tái tạo cho các nước ASEAN

Tại ASEAN, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng có tiềm năng lớn về điện mặt trời và điện gió như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Philippines. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam đã vượt xa các nước này trong việc khai thác điện mặt trời và điện gió.

Tiến sỹ Đỗ Nam Thắng, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, từ trường hợp của Việt Nam có thể rút ra 6 bài học giúp các nước ASEAN tận dụng tối đa lợi thế thiên nhiên để phát triển điện mặt trời và điện gió.

Điện mặt trời xí nghiệp nhà máy
Điện mặt trời xí nghiệp nhà máy

Thứ nhất là cần có cam kết của các nhà lãnh đạo và sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng từ đó đưa ra nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển điện gió và điện mặt trời.

Thứ hai là mức mua giá điện từ nhà sản xuất năng lượng tái tạo (FITs) cao sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo mới.

Thứ ba là Việt Nam là quốc gia ASEAN duy nhất miễn giảm thuế thuê đất đối với các doanh nghiệp sản xuất phát triển năng lượng tái tạo nên đã tạo động lực để các doanh nghiệp đầu tư và tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo.

Thứ tư là khác với các nước trong khu vực, Việt Nam khá thận trọng với việc áp dụng hình thức đấu thầu.  

Thứ năm là Việt Nam có môi trường đầu tư khá thuận lợi cho các dự án năng lượng tái tạo.

Cuối cùng, nếu so với Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam là quốc gia có mức trợ giá thấp nhất đối với nhiên liệu hóa thạch.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu các quốc gia đang phát triển có chính sách và cơ chế tài chính phù hợp thì có thể phát triển nhanh các dạng năng lượng tái tạo. Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng sẽ giúp hạn chế được một số khó khăn như quá tải của lưới điện.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Australia, Trung tâm năng lượng ASEAN, Viện Ngoại giao Na Uy, và Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

 

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x